Tổng số lượt xem trang

Thứ Năm, 29 tháng 9, 2011

Lingoes – từ điển đa ngữ: mạnh, miễn phí, trọn bộ (~1,1Gb)

Nếu bạn đã từng hài lòng các bộ từ điển như Lạc Việt, StarDict để tra cứu ngôn ngữ thì ắt hẳn Lingoes cũng làm bạn hài lòng, thậm chí còn hơn thế nữa. Còn nếu bạn chưa bao giờ cài một phần mềm từ điển nào trên máy để tra cứu từ ngữ, dịch thuật tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Hoa, tiếng Nhật thì Lingoes là sự lựa chọn tuyệt vời và hoàn toàn miễn phí. Mặc dù hoàn toàn miễn phí nhưng Lingoes có được các từ điển trên 60 ngôn ngữ và các bộ từ điển mà bạn không thể ngờ tới là được sử dụng miễn phí. Chẳng hạn như các bộ từ điển Longman, MacMillan, Collins, Cambridge Advanded Learner,… Đặc biệt Lingoes còn có chức năng dịch thuật đa ngôn ngữ dựa trên các bộ Dịch thuật nổi tiếng như Google, Systran,…
          ĐIỂM NỔI BẬT Ở BẢN LINGOES TRỌN BỘ CHIA SẺ NÀY:
- CẬP NHẬT BẢN MỚI NHẤT (280) (Lingoes Portable Edition)
- BỘ ÂM GIỌNG ĐỌC NGƯỜI THẬT: ANH MỸ, ANH ANH (Use Natural Voice)
- KHẢ NĂNG TÍCH HỢP CÁC GIỌNG ĐỌC TỰ NHIÊN KHÁC (Use Natural Voice)
- BỘ TỪ ĐIỂN ĐẦY ĐỦ, PHÙ HỢP VỚI NGƯỜI HỌC TIẾNG ANH, ĐÃ SẮP XẾP THEO THỨ TỰ TIỆN DỤNG NHẤT (Download Dictionary)
- CÁC PHẦN BỔ SUNG, MỞ RỘNG CHỨC NĂNG CHO TỪ ĐIỂN ĐẦY ĐỦ (Appendixes)
- HƯỚNG DẪN CHI TIẾT

    Lingoes is a dictionary and multi-language translation software providing results in over 80 languages. It offers full text translation, capture word on screen, translate selected text and pronouncing text, and abundant free dictionaries as a new gerenation dictionary and translation software. Lingoes offers users the instantest way to look up dictionaries and translation among English, French, German, Spanish, Italian, Russian, Chinese, Japanese, Korean, Swedish, Thai, Turkish, Vietnamese, Greek, Polish, Arabic, Hebrew and more over 80 languages. With the creative cursor translator, Lingoes automatically recognizes the word and its definition as soon as you move the cursor and point to any text, then press hotkey. It wouldn’t disturb your current work.
    Lingoes v2.8.0 is released (2011-09-16)
  •         support cursor translation in IE9
  •         support cursor translation in Firefox 6
  •         support cursor translation in Chrome 14
  •         Provides a dictionary import and export functions
    2.7.6 (2011-08-26)
  •         Support cursor translator more fluently in IE9
  •         Mini windows
  •         Innovative zoned word translator can translate as many as 23 languages of text into your native language(or other language)
  •         Natural voice can perfectly pronounce word just like a native English speaker.
  •         Provide plugin for Adobe Acrobat Pro
  •         Support cursor translator more fluently in Firefox 3
ĐỊA CHỈ TẢI TRỌN BỘ & MỚI NHẤT:
Các bạn có thể sử dụng Lingoes kết hợp với
hoặc dùng các giọng đọc chất lượng cao khác
hoặc
(Xem link đi kèm)
Hoặc xem trực tuyến tại đây (khuyến cáo tải về xem):
Bạn cũng có thể dùng Từ điển Babylon (trả phí sử dụng phần mềm và từ điển) http://www.babylon.com
Lingoes Translator
Lingoes is a dictionary and multi-language translation software providing results in over 80 languages. It offers full text translation, capture word on screen, translate selected text and pronouncing text, and abundant free dictionaries as a new gerenation dictionary and translation software. Lingoes offers users the instantest way to look up dictionaries and translation among English, French, German, Spanish, Italian, Russian, Chinese, Japanese, Korean, Swedish, Thai, Turkish, Vietnamese, Greek, Polish, Arabic, Hebrew and more over 80 languages.With the creative cursor translator, Lingoes automatically recognizes the word and its definition as soon as you move the cursor and point to any text, then press hotkey. It wouldn’t disturb your current work.Lingoes owns full features of current popular commercial software, and creatively develop cross language design and open dictionaries management. A plenty of dictionaries and thesauruses are listed for free download. Lingoes is the best tool for learning all kinds of languages.
Lingoes is free, you can get it freely. Please read license agreement before using.
Experience creative features of Lingoes
Cross-translation over 80  languages
Lingoes offers text translation and dictionaries in over 60 languages in the world, it supports cross translation between different languages. These languages includeEnglish, French, German, Russian, Spanish, Italian, Portuguese, Dutch, Swedish, Chinese, Japanese, Korean, Vietnamese, Esperanto and more…


Text translation over 34  languages
The online translation service offered by Lingoes integrates the most advanced text translation engines in the world, including Systran, Promt, Cross, Yahoo, Google and Altavista, etc, which makes text translation unbelievably easy. You can freely choose these engines for your translation and compare the different results generated by different engines to help you understand the texts in languages which you are not familiar with. The languages include: English, French, German, Italian, Russian, Spanish, Portuguese, Dutch, Greek, Swedish, Chinese(S), Chinese(T), Japanese, Korean, Arabic, Vietnamese and more…


Ctrl + Right mouse button  key for the cursor translation
You can translate words in any places of the screen by using the cursor translation function of Lingoes. Simply pressing Shift key, the system will automatically recognize the words selected by the cursor and display results. Now the cursor translator supports English, French, German, Russian, Spanish, Chinese, Japanese, Korean and more…


Translate selected text
Lingoes integrates cursor translator, looking-up in dictionaries and intelligent translation by creative “translate selected text”. With selection of word or sentence in screen by cursor, it will translate as many as 23 languages of text into your native language. It’s very convenient to use, we believe the new technology will change communication method among people.


Words and Texts Pronunciation
Lingoes provides the function of words and texts pronunciation based on the newest Test to Speech (TTS) engine, which can help you quickly learn the pronunciations of the words and is very convenient for study and memorizing.


Open management of dictionaries
The open management makes you easily download and install dictionaries according to you own needs, furthermore you can freely configure their arrangements and themselves.


Free dictionaries and thesauruses download
We are going to provide thousands of dictionaries in all kinds of languages and field for users to free download and use. Now these data are updating every day…
You can find more dictionaries from here.


Online dictionaries and Wikipedia
Without local dictionaries, you can make use of online dictionary service and get more results. We also offer online encyclopedia, for instance Wikipedia with 9 languages and 3,500,000 articles.


Appendices System
Include Currency Converter, International Dialing Codes, International Time Zone Converter, Weights & Measures Converter and more.

Chia sẻ: một số tài liệu hay để học và ôn tập môn Hóa học


 
 nguồn
 
http://my.opera.com/saobanglanhgia/blog/
 
Hiểu đúng hơn về chất lưỡng tính!

Đây là một bài phản biện trên blog của thầy Vũ Khắc Ngọc nói về tính axit bazo. mình xin trích dẫn nguyên bài như sau:

*****************************************

    Mặc dù đang rất bận rộn chuẩn bị cho lễ bảo vệ nhưng vì vấn đề này có thể ảnh hưởng trực tiếp tới kết quả của các em trong kỳ thi Đại học sắp tới nên tôi vẫn phải dành thời gian để thảo luận lại vấn đề này.

    Một số địa chỉ link có liên quan:

    http://web.thanhnien.com.vn/Ykien/2007/7/8/199976.tno

    http://truongtructuyen.vn/Friend/Forum/tabid/102/forumid/20/threadid/2056/sco...

    http://360.yahoo.com/profile-sp77Hxolc6eQEp1D586fpAXcPwfP

    Vấn đề bắt đầu từ một câu trong đề thi ĐH môn Hóa khối A năm 2007 với nội dung như sau:

    Cho dãy các chất: Ca(HCO3)2, NH4Cl, (NH4)2CO3, ZnSO4, Al(OH)3, Zn(OH)2. Số chất trong dãy có tính chất lưỡng tính là:

    A. 4 B. 5 C. 2 D. 3

    Đáp án mà Bộ GD-ĐT đưa ra là: 4 (trừ ZnSO4 và NH4Cl)

    Đây là một đáp án hoàn toàn hợp lý, phù hợp với các kiến thức SGK hiện hành và logic về mặt kiến thức. Tôi lấy rất làm ngạc nhiên và không hiểu sao báo Thanh niên lại cho đăng tải một ý kiến phản biện rất ngớ ngẩn của thầy giáo Phan Trọng Quý. Xin trích lại như sau:

    Về câu 4, mã đề thi 748, đáp án của Bộ là B. 4 (chất lưỡng tính) nhưng đúng ra phải là A. 3 (chất lưỡng tính). Vì (NH4)2CO3 không phải chất lưỡng tính, điều này nếu nói về thuật ngữ thì có thể bao biện rằng chất này vừa cho proton, vừa nhận proton, nhưng thực chất đây là hai chất, đó là cation amoni (là axit) và anion cacbonat (là bazơ). Nhẽ ra, nên tránh thuật ngữ "chất" ở đây. Năm học 1999-2000 đã có trường đại học ra câu tương tự và Phó Giáo sư Nguyễn Đức Vận (ĐHSP I Hà Nội) đã lấy ví dụ để khẳng định "không phải là chất lưỡng tính" vì sự nhầm lẫn về định nghĩa chất lưỡng tính là chất tác dụng được với cả axit và bazơ"

    Trong đó có một câu rất ngớ ngẩn là “nhưng thực ra đây là hai chất, đó là cation …. và anion” . Thiết nghĩ thầy Phan Trọng Quý nên đọc lại khái niệm về chất trong SGK Hóa học 8, để phân biệt chất mà hạt vi mô đại diện là phân tử (có thể tồn tại độc lập) với ion (luôn phải đi kèm với ion trái dấu hoặc electron)

    Nực cười hơn là trong những ngày qua, trên mạng đã xuất hiện nhiều ý kiến của những người tự nhận mình là thầy giáo, cô giáo lên tiếng ủng hộ ý kiến của thầy Phan Trọng Quý (trong đó có cả những người đang dạy học trực tuyến và sự sai lệch về kiến thức này có thể dẫn đến hiểu lầm nghiêm trọng ở nhiều học sinh). Những ý kiến này đều tỏ ra vội vàng và thiển cận trong những nhận xét và kết luận đưa ra.

    Có thể dẫn ra đây một vài ý kiến đại loại như sau:

    “Nhìn chung các muối amoni không phải là chất lưỡng tính !
    Chất em lấy ở trên thực chất là 2 chất (trong dung dịch phân li thành 2 ion NH2-CH2-COO- và NH4+) nên không phải chất lưỡng tính !”

    “Như vậy là phải có 2 khái niệm về " Chat lưỡng tính " và có tính lưỡng tính”

    “Đúng rồi đó. Em hiểu đúng ý thầy”

    “thưa thầy,em có 1 thắc mắc ạ,nhôm có tính lưỡng tính khôg ạ?theo em thì khôg phải,nhưng thầy em dạy thì nhôm lại là đơn chất lưỡng tính,?,thầy giúp em nha”

    “Nhôm có tính lưỡng tính đó em. Nó tác dụng với cả axit và bazơ”
    ”Đúng là trong SGK không nói rõ là Al có tính lưỡng tính. Nhưng em cần chú ý là một "chất" khi tác dụng được với cả axit và bazơ thì có tính lưỡng tính. Al tác dụng được với cả HCl và NaOH, thậm chí cả H2O. Được không em ?”

    Trước khi đi vào phân tích những tính chất “ngớ ngẩn” trong những kết luận trên đây, tôi xin nhắc lại một số vấn đề về lý thuyết như sau:

    1, Acid là phân tử hay ion có thể nhường proton

    2, Base là phân tử hay ion có thể nhận proton

    3, Phân tử hay ion vừa có thể cho proton, vừa có thể nhận proton là phân tử hay ion lưỡng tính.

    4, Phản ứng acid – base là phản ứng trao đổi proton

    5, Phản ứng oxh – kh là phản ứng trao đổi electron

    Trong hóa học, khi nói một chất là lưỡng tính, hàm ý là ám chỉ đến phản ứng acid – base của nó, trong đó nó vừa có thể là acid, vừa có thể là base, cũng có nghĩa là nó vừa có thể là chất cho proton, vừa có thể là chất nhận proton hoặc hiểu đơn giản hơn nữa là nó vừa có thể tác dụng với acid, vừa tác dụng với base.

    Al, Zn, Cr, …. và các kim loại “có oxit và hidroxit lưỡng tính” khác vừa có thể phản ứng với acid, vừa có thể phản ứng với base.

    Nhưng phản ứng của kim loại với acid là phản ứng oxh – kh, không phải là phản ứng acid – base và hoàn toàn không có sự trao đổi proton ở đây. Do đó, trong phản ứng này, không bao giờ ta được xem acid là chất cho proton và kim loại đóng vai trò là base. Điều đó là hoàn toàn sai. Đó chính là lỗi sai thứ nhất.

    Nhắc lại: Al, Zn, Cr, …. là các “kim loại có oxit và hidroxit lưỡng tính”, không phải là kim loại lưỡng tính, cũng không hề có cái gọi là "tính lưỡng tính".

    Sai lầm thứ 2 như đã nói ở trên, đó là việc gọi “(NH4)2CO3 thực ra là hai chất” Huh

    Sai lầm thứ 3 là ở chỗ, tác giả đã thừa nhận “amoni là ion có tính acid, cacbonat là ion có tính base” nhưng lại không thừa nhận (NH4)2CO3 là chất lưỡng tính Huh

    Nên nhớ rằng: tính chất hóa học của một chất là do các bộ phận cấu tạo nên nó gây ra.

    Nếu cứ hiểu một cách máy móc rằng tính lưỡng tính của (NH4)2CO3 là do các ion của nó gây ra chứ không phải của bản thân nó thì quá sức sai lầm.

    Thông thường, ta vẫn nói NaOH, KOH, .... là một base mặc dù thực ra chỉ có ion OH- của nó khi phân ly trong nước mới có khả năng nhận proton.

    Tương tự như vậy các acid HCl, HNO3, H2SO4 có tính acid là nhờ khả năng cho proton của ion H+ sinh ra khi phân ly trong nước.

    Nếu coi rằng ion OH- mới có tính base và ion H+ mới có tính acid chứ không phải là tính chất của cả phân tử ấy thì lẽ nào NaOH, KOH, .... không phải là base, HCl, HNO3, .... không phải là acid.

    Nhắc lại: Tính chất hóa học của một chất là do các bộ phận cấu tạo nên nó tạo nên.

    Điều này luôn luôn đúng, cả với các chất hữu cơ. Ví dụ: Styren vừa có tính chất của hợp chất không no kiểu anken, vừa có tính chất của nhân thơm. Anilin vừa có tính chất của một amin, vừa có tính chất của hợp chất thơm.

    Điều đáng nói thứ tư là, sau khi mập mờ với khái niệm về “chất”, người ta lại đưa ra ý tưởng: “chất có tính lưỡng tính” và “chất lưỡng tính” là hai khái niệm khác nhau. Huh

    Tạm thời do thời gian có hạn, tôi chỉ có thể trình bày đến đây, mong tiếp tục được thảo luận với các bạn giáo viên và học sinh trên cả nước.
    Các bạn nên nhớ rằng: theo tâm lý thông thường, khi đọc một bài viết phản biện, bao giờ ta cũng thấy nó mới, nó lạ và nó cuốn hút hơn bình thường, chưa kể thông thường tác giả phản biện thường viện dẫn những lý do, những trích dẫn, tài liệu to tát để thu hút sự ủng hộ của mọi người (kể cả bài viết này ). Do đó khi tiếp nhận những bài viết như vậy, người đọc phải có một thái độ hết sức bình tĩnh và có quan điểm, lập trường rõ ràng, phân biệt được những lý lẽ đúng và sai để tự rút ra cho mình kết luận chuẩn xác nhất. Không thể phủ nhận việc đề thi ĐH hiện nay vẫn còn một vài hạt sạn và cung cách tổ chức ra đề thi còn quá nhiều bất cập, nhưng đấy là một trong những tài liệu chuẩn quốc gia, được thẩm định kỹ càng và chịu trách nhiệm trước công luận. Đề thi tốt nghiệp môn Lý năm nay có sai sót, lập tức được thừa nhận ngay. Điều đó cho thấy là các cán bộ của Bộ không quá bảo thủ như ta tưởng. Rõ ràng là trong câu hỏi về các chất lưỡng tính này, những người trong ban ra đề đã “có cái lý” của họ.

****************************************

Ý kiến của các bạn thế nào?

Tâm thư gửi người dùng Grammar! (10-11-2009)

Đôi khi tôi im lặng trước câu nói của người dùng: “Em sẽ quyết tâm giúp G nếu như em có điều kiện.”(…)Xưa nay người ta thường cho rằng: Bản thân có vững mạnh, sung túc thì mới có thể giúp được người khác. Có ai cho rằng mình đã “đầy đủ” hoặc “tương đối đầy đủ” để bắt đầu giúp kẻ khác? Vậy: “lá nát có thể đùm bọc được lá rách” không?
Gửi các huynh đệ!
Thời gian gần đây tôi nhận được một vài đóng góp. Nhưng tất cả đều ở dạng đóng góp ý kiến. Một số người thì bảo rằng sẽ cộng tác với G nếu có thời gian rảnh sau này. Một số lại hoạch định hàng loạt những hướng phát triển hoành tráng trong tương lai. Nhưng khi bàn đến việc làm cụ thể thì họ bảo: Chưa đủ điều kiện, không có thời gian, không đủ trình độ, chưa thu xếp được… Thực ra hành trang duy nhất của một người muốn đóng góp xây dựng Grammar chính là sự dũng cảm. Nghĩa là họ phải tự kiểm tra lại bản thân xem có dám hy sinh hay không. Và không có một sự hi sinh nào có giá trị mà lại không làm tổn hại quyền lợi bản thân. Mức độ hy sinh tỷ lệ thuận với mức độ bản thân bị tổn hại.
Nam tay 2
Đôi khi tôi im lặng trước câu nói của người dùng: “Em sẽ quyết tâm giúp G nếu như em có điều kiện.” Suy nghĩ kỹ bạn sẽ thấy sự mâu thuẫn và sự bế tắc của câu nói. Bởi lẽ G được sinh ra từ một người có 2 bàn tay trắng để làm vốn. Xưa nay người ta thường cho rằng: Bản thân có vững mạnh sung túc thì mới có thể giúp được người khác. Có ai cho rằng mình đã “đầy đủ” hoặc “tương đối đầy đủ” để bắt đầu giúp kẻ khác? Vậy: “lá nát có thể đùm bọc được lá rách” không? Nghe có vẻ ngược nhưng câu trả lời đối với tôi là CÓ.
Nếu thường xuyên theo dõi những góp ý của người dùng, bạn sẽ thấy tôi thường im lặng trước những gợi ý sẽ đóng góp, cộng tác… Sự im lặng đó là khởi đầu của một bài kiểm tra về mức độ nhiệt tình và sự can đảm. Khi muốn giúp một người, tôi thường “truy nã” người đó chứ không đợi họ gợi ý hoặc ngửa tay ra. Sự nhiệt tình đó đôi khi còn chưa đủ để làm những việc nho nhỏ.
Tôi không phải là người thực dụng nhưng tôi là người thực tế. Và chỉ có những đóng góp thực tế mới thực sự làm phong phú nội dung G mà thôi. Tuy vậy user không cần phải quá lo lắng. Vì tôi đã quá quen với hoàn cảnh “Một mình chống Mafia”.
Nhân đây tôi cũng xin bật mí nho nhỏ: Mục writing của G đòi hỏi nguồn kinh phí tối thiểu từ 300 – 500 triệu. Nó sẽ là mức sào cuối cùng của đời tôi. Bên kia sào là thế giới mà mọi người sẽ phải đến khi rời khỏi thế gian này.
G vẫn luôn rộng mở và mong đợi sự đóng góp của tất cả người dùng. Muốn đóng góp cho G thì thủ tục không có gì khó cả. Bạn chỉ việc liên hệ nhanh theo nnnstudy@yahoo.comdohoanganhtn@yahoo.com.
Thân ái cùng tất cả!
GRAMMAR!